Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

TRẺ BÉO PHÌ PHẢI ĐỐI DIỆN NGUY CƠ GÌ

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng và quần đùi
Theo các chuyên gia, nguyên nhân căn bản của thừa cân, béo phì là tình trạng mất cân bằng năng lượng giữa mức calo nạp vào cơ thể và lượng calo cơ thể sử dụng. Những nguyên nhân phổ biến khác như di truyền, lười hoạt động, ăn uống không lành mạnh, hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau. Chỉ một vài nguyên nhân hiếm gặp là thuộc về y học như vấn đề hoocmon.
Mặc dù vấn đề cân nặng thường mang tính chất gia đình nhưng không phải đứa trẻ nào sinh ra trong gia đình có tiền sử về béo phì cũng sẽ quá cân. Những trẻ có bố mẹ, anh trai hay chị gái quá cân sẽ có nguy cơ béo phì lớn hơn nhưng điều này còn có thể liên quan đến việc chịu ảnh thưởng bởi những thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt của gia đình.

Chế độ ăn và luyện tập của một đứa trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề cân nặng. Ngày nay, rất nhiều trẻ lười vận động. Nhiều trẻ dành khoảng 4 giờ mỗi ngày để xem ti vi và vì các thiết bị điện thoại, máy tính bảng, game ngày càng trở lên phổ biến, nên số giờ dành cho các “hoạt động trong nhà” này ngày càng gia tăng.
Trẻ hiện tại ăn quá nhiều thức ăn nhanh, khẩu phần ăn ở trường thừa protein, thiếu chất xơ và vi chất với việc nhiều gia đình cho con uống nhiều nước ngọt, đồ uống có gas. Mức khuyến cáo phù hợp là chỉ nên uống 1-2 lon/tuần do trong nước ngọt có gas chứa nhiều đường đơn. Chỉ cần tiêu thụ nhiều hơn 5% tổng năng lượng trong ngày thì đã có thể gây rối loạn chuyển hoá, rối loạn chất béo dẫn đến béo phì.

Hậu quả của trẻ béo phì

Hậu quả của trẻ em thừa cân béo phì là nguy cơ cao mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường do không dung nạp được glucose, tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu… Ngoài ra, béo phì cũng là căn nguyên gây chứng ngưng thở khi ngủ, đau đầu giả u não cơ học, thoái hoá mỡ gan hoặc viêm gan nhiễm mỡ...
Theo các bác sĩ dinh dưỡng công tác ở Bệnh viện Quốc tế City cho biết: "Rất khó khăn khi phòng ngừa, chữa trị cho trẻ em béo phì vì cha mẹ không nghĩ béo phì là bệnh cũng như không biết con mình thừa cân hoặc đánh giá thấp hơn so với thực tế. Vì không nghĩ béo phì là bệnh nên người ta chỉ đề cập đến phòng ngừa thừa cân béo phì mà không nói việc điều trị bệnh béo phì. Hay khi điều tra bữa ăn học đường, phụ huynh luôn nói con lười ăn nhưng khi so chiều cao với cân nặng thì thực tế trẻ đã thừa tới vài kg”.
Tuy nhiêntrẻ có mức tăng trưởng mạnh nếu áp dụng chế độ ăn kiêng của người lớn sẽ làm trẻ không lớn, trở nên thấp lùn. Quan trọng đối với trẻ béo phì là không áp dụng chế độ ăn cưỡng ép trẻ giảm cân mà cố gắng giữ mức cân không thay đổi trong nhiều năm, suốt thời gian trẻ phát triển, hạn chế tăng cân. Bên cạnh đó, muốn tăng chiều cao cho trẻ, phụ huynh cũng phải bổ sung đủ chất. Năng lượng ăn vào phải đủ để trẻ tăng trưởng, không cho trẻ ăn những thực phẩm chứa nhiều năng lượng “rỗng” như: bánh kẹo, nước ngọt, các loại snack…

Phòng chống béo phì

Để phòng chống béo phì, cách hiệu quả nhất là khuyến khích chế độ ăn lành mạnh, tăng cường hoạt động thể lực trong trường học, trung bình cần 60 phút/ngày. Ngoài ra, tổ chức hướng dẫn các đơn vị cung cấp suất ăn cho học sinh điều chỉnh cấu trúc bữa ăn, tránh lạm dụng đường và các chất béo.
Các bác sĩ cho biết, trẻ béo phì sức đề kháng yếu, mắc những bệnh thông thường sẽ nặng hơn trẻ có cân nặng bình thường. Cha mẹ hãy thay đổi thói quen ăn uống cho trẻ, cộng với việc gia đình không nuông chiều trẻ để việc điều trị béo phì ở trẻ hiệu quả, tiết kiệm thời gian hơn.
SUU TẦM

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng, mọi người đang ngồi, quần đùi và sợi



Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, giày, xe đạp và trong nhà



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]

Mời bạn xem bài viết của LHTT

Dòng Thời Gian